Du học Canada

TẤT TẦN TẬT VỀ LMIA MÀ BẠN CẦN BIẾT

14/03/2025

Một trong những “tấm vé thông hành” quan trọng tác động lớn đến cơ hội và khả năng di trú, định cư Canada diện Skilled Worker của ứng cử viên tay nghề nước ngoài chính là LMIA (Labour Market Impact Assessment) – giấy phép giúp nhà tuyển dụng Canada thuê lao động nước ngoài một cách hợp pháp.Vậy LMIA thực chất là gì? Vì sao nó lại quan trọng? 

Canada luôn là điểm đến mơ ước của nhiều người lao động quốc tế nhờ mức lương hấp dẫn, cơ hội định cư rộng mở và chế độ phúc lợi thuộc hàng top trên thế giới. Nhưng để làm việc hợp pháp tại đây, không phải cứ xách vali lên là đi được! 

Nếu bạn đang có ý định sang Canada làm việc hoặc đang loay hoay với thủ tục này, thì bài viết này chính là dành cho bạn! Hãy cùng IEEP giải mã từ A-Z về LMIA: từ cách xin, thời gian xét duyệt, những lưu ý quan trọng đến cách tăng tỷ lệ đậu để bạn sẽ hiểu rõ LMIA không còn là rào cản, mà chính là cơ hội để đặt chân đến Canada! 

I. LMIA là gì?

1. Định nghĩa: Labour Market Impact Assessment (LMIA) là gì?

Labour Market Impact Assessment (LMIA) là một đánh giá do chính phủ Canada thực hiện, nhằm xác định xem việc thuê lao động nước ngoài có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động trong nước hay không. LMIA do Employment and Social Development Canada (ESDC) cấp và là một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tại Canada có thể tuyển dụng lao động nước ngoài một cách hợp pháp.

Khi lao động nước ngoài đến Canada thì sẽ có 3 xu hướng tác động:

  • LMIA tích cực: Ngành nghề này đang thiếu nhân lực, lao động bản xứ lại không đáp ứng điều kiện làm việc. Vậy thì nhân lực từ nước ngoài cho vị trí này là cần thiết.
  • LMIA tiêu cực: Ngành nghề đang tuyển dụng bị dư thừa lao động và người bản xứ có đủ điều kiện để nhận công việc này. Vậy nên nếu tiếp tục tuyển lao động nước ngoài thì có thể khiến tình trạng thất nghiệp tăng lên.
  • LMIA trung lập: Vị trí tuyển dụng không ảnh hưởng đến tình trạng của thị trường lao động Canada. Lúc này, nhà tuyển dụng có thể thuê nguồn lao động từ nước ngoài.

2. Mục đích của LMIA

LMIA được chính phủ Canada sử dụng như một công cụ để đánh giá tác động của việc tuyển dụng lao động nước ngoài đến thị trường lao động Canada. Mục đích chính của LMIA bao gồm:

  • Bảo vệ quyền lợi của lao động trong nước: Đảm bảo rằng các vị trí việc làm được ưu tiên cho công dân và thường trú nhân Canada trước khi tuyển lao động quốc tế.
  • Kiểm soát và điều chỉnh nguồn lao động: Giúp chính phủ theo dõi và cân bằng nhu cầu nhân lực trong từng ngành nghề, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt lao động.
  • Giảm tỷ lệ thất nghiệp: Tránh việc doanh nghiệp lạm dụng lao động nước ngoài trong khi vẫn còn ứng viên phù hợp trong nước.
  • Chống lại lao động bất hợp pháp và bảo vệ quyền lợi người lao động: Ngăn chặn tình trạng bóc lột lao động nước ngoài và đảm bảo họ được hưởng quyền lợi tương tự như lao động bản địa.

3. Ai cần LMIA?

LMIA là một yếu tố quan trọng đối với cả nhà tuyển dụng tại Canada và người lao động nước ngoài.

Nhà tuyển dụng tại Canada cần LMIA nếu:

  • Họ muốn tuyển dụng lao động nước ngoài cho một vị trí công việc mà không thể tìm được ứng viên phù hợp trong nước.
  • Họ đã thực hiện các bước đăng tuyển trong nước nhưng không nhận được đủ hồ sơ đủ tiêu chuẩn.
  • Ngành nghề của họ nằm trong danh sách thiếu hụt nhân lực và cần bổ sung lao động từ nước ngoài.

Người lao động nước ngoài cần LMIA nếu:

  • Họ muốn xin Work Permit (Giấy phép lao động) để làm việc hợp pháp tại Canada.
  • Họ muốn tăng cơ hội xin Thường trú nhân (Permanent Residency - PR) thông qua các chương trình định cư như Express Entry.
  • Họ đang tìm kiếm một công việc tại Canada theo diện lao động có LMIA hỗ trợ.

III. LMIA HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

1. Quy trình xét duyệt LMIA

Để có được Labour Market Impact Assessment (LMIA), nhà tuyển dụng tại Canada phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn xin LMIA lên Employment and Social Development Canada (ESDC)

  • Nhà tuyển dụng phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và gửi đơn xin LMIA đến ESDC – cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá tác động của việc tuyển dụng lao động nước ngoài.

Bước 2: Chứng minh nhu cầu tuyển lao động nước ngoài

  • Doanh nghiệp cần chứng minh rằng họ đã thực hiện các bước tuyển dụng trong nước nhưng không thể tìm được ứng viên Canada hoặc thường trú nhân phù hợp cho vị trí cần tuyển.
  • Việc đăng tin tuyển dụng thường phải diễn ra trong ít nhất 4 tuần trên các nền tảng được chính phủ chấp nhận (ví dụ: Job Bank của Canada).

Bước 3: Chứng minh điều kiện việc làm hợp lý

  • Nhà tuyển dụng phải đảm bảo các điều kiện làm việc tuân thủ theo quy định của Canada, bao gồm:
  • Mức lương hợp lý (không thấp hơn mức lương trung bình của ngành nghề tại khu vực đó).
  • Môi trường làm việc an toàn, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi cho lao động nước ngoài.
  • Hợp đồng lao động rõ ràng, quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và quyền lợi của người lao động.

Bước 4: ESDC xét duyệt và cấp LMIA nếu đạt yêu cầu

  • ESDC sẽ xem xét hồ sơ và đánh giá tác động của việc tuyển dụng lao động nước ngoài đối với thị trường lao động Canada.
  • Nếu LMIA tích cực (Positive LMIA) được cấp, doanh nghiệp có thể tiến hành tuyển dụng lao động nước ngoài và hỗ trợ họ xin Work Permit.
  • Nếu LMIA tiêu cực (Negative LMIA), có nghĩa là doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ yêu cầu hoặc thị trường lao động Canada không có nhu cầu bổ sung lao động nước ngoài.

2. Thời gian xét duyệt LMIA

Thời gian xử lý LMIA trung bình từ 3-6 tháng, tùy vào loại LMIA và ngành nghề cụ thể. Một số trường hợp có thể được xét duyệt nhanh hơn nếu thuộc danh sách các ngành nghề ưu tiên.

IV. CÁC LOẠI LMIA

LMIA được cấp khi doanh nghiệp cần nhân lực nước ngoài để lấp đầy các vị trí công việc trong trường hợp không thể tuyển dụng được lao động trong nước. Hiện nay, có 7 loại LMIA phổ biến như sau:

  • High-Wage LMIA: Dành cho các vị trí được trả lương cao
  • Low-Wage LMIA: Dành cho các vị trí có mức lương dưới mức lương trung bình
  • Agricultural Stream LMIA: Dành cho lao động nông nghiệp
  • Caregiver Stream LMIA: Dành cho người chăm sóc và bảo mẫu
  • Express Entry LMIA: Dành cho người lao động tay nghề cao
  • Global Talent Stream LMIA: Dành cho diện tài năng trong lĩnh vực cụ thể
  • In-Home LMIA: Dành cho người chăm sóc tại nhà

Thay đổi chính sách LMIA dòng High-Wage từ 2024

Ngày 21/10/2024, chính phủ Canada thông báo thay đổi quan trọng trong chính sách xét duyệt LMIA dòng High-Wage, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài.

Những thay đổi chính:

  • Từ 28/10/2024: Doanh nghiệp không còn được sử dụng giấy xác nhận từ kế toán viên hay luật sư để chứng minh tính hợp pháp khi nộp hồ sơ LMIA.
  • Từ 08/11/2024: Doanh nghiệp xin LMIA High-Wage bắt buộc phải trả lương cao hơn ít nhất 20% so với mức lương trung bình của tỉnh hoặc vùng lãnh thổ.

Thay đổi chính sách LMIA dòng Low-Wage từ 2024

Ngày 26/09/2024, chính phủ Canada chính thức công bố các biện pháp siết chặt đối với LMIA dòng Low-Wage nhằm kiểm soát số lượng lao động nước ngoài nhập cư tạm thời qua chương trình TFWP (Temporary Foreign Worker Program).

Những thay đổi quan trọng:

- Từ chối xử lý LMIA đối với các vị trí tại những đô thị có tỷ lệ thất nghiệp từ 6% trở lên, ngoại trừ một số ngành nghề đặc biệt như:
- Nông nghiệp (Primary Agriculture)
- Chế biến thực phẩm (Food Processing)
- Chế biến thủy sản (Fish Processing)
- Xây dựng (Construction)
- Y tế và chăm sóc sức khỏe (Healthcare)

Hạn chế số lượng lao động lương thấp trong doanh nghiệp:

Doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng tối đa 10% tổng số nhân sự cho các vị trí lương thấp.

Ngoại lệ: Một số lĩnh vực vẫn giữ mức giới hạn 20%, bao gồm:

+ Xây dựng (Construction)
+ Sản xuất thực phẩm (Food Manufacturing)
+ Bệnh viện (Hospitals)
+ Cơ sở điều dưỡng & chăm sóc người cao tuổi (Nursing & Residential Care Facilities)

Giảm thời hạn Work Permit từ 2 năm xuống còn 1 năm đối với lao động Low-Wage.

V. LMIA CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?

1. Đối với chính phủ Canada

LMIA không chỉ là một thủ tục hành chính đơn thuần mà còn là công cụ quan trọng giúp chính phủ Canada kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp và định hướng chính sách lao động. Thông qua LMIA, chính phủ có thể điều chỉnh hoạt động tuyển dụng và đào tạo, đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu lao động trong nước.

Thị trường lao động Canada luôn thay đổi theo từng thời điểm. Có những công việc hiện tại không được phép tuyển dụng lao động nước ngoài, nhưng vài tháng sau lại được mở cửa. LMIA phản ánh chính xác sự biến động của thị trường lao động, từ đó giúp chính phủ đưa ra quyết định phù hợp với từng giai đoạn.

Ngoài ra, LMIA còn là thước đo mức độ thiếu hụt lao động trong từng ngành nghề cụ thể. Dựa vào đó, chính phủ có thể xem xét việc cấp giấy phép làm việc (Work Permit) cho lao động nước ngoài, đảm bảo chỉ những vị trí thực sự cần thiết mới được tuyển dụng từ bên ngoài.

Một vai trò quan trọng khác của LMIA chính là kiểm soát nguồn lao động trái phép và ngăn chặn tình trạng lạm dụng lao động. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi bình đẳng cho tất cả lao động tại Canada, bao gồm cả công dân, thường trú nhân và lao động nhập cư.

Không chỉ giúp bù đắp sự thiếu hụt lao động, LMIA còn giảm thiểu chi phí và thời gian đào tạo nhân lực trong nước. Thay vì mất nhiều năm để đào tạo một lao động tay nghề cao, Canada có thể tận dụng nguồn nhân lực sẵn có từ quốc tế. LMIA đóng vai trò quan trọng trong việc quốc tế hóa môi trường làm việc tại Canada. Tuy nhiên, chính phủ vẫn đảm bảo rằng quá trình này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động nội địa hay làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nước.

2. Đối với doanh nghiệp

LMIA không chỉ là bước xác nhận quan trọng giúp doanh nghiệp tại Canada hợp pháp tuyển dụng lao động nước ngoài mà còn là giải pháp thiết thực để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự. Để được cấp LMIA, doanh nghiệp phải chứng minh rằng họ đã tích cực tuyển dụng trong nước nhưng không thể tìm được ứng viên phù hợp.

Nhờ có LMIA, các doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, tránh gián đoạn do thiếu hụt nhân lực. Không chỉ vậy, nó còn giúp họ tuyển chọn được nhân sự có chuyên môn và kỹ năng cao, từ đó nâng cao hiệu suất công việc và chất lượng dịch vụ.

Một lợi ích lớn khác là tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo. Thay vì phải đầu tư đào tạo lao động trong nước, doanh nghiệp có thể tuyển dụng trực tiếp những lao động có tay nghề từ các quốc gia khác. Điều này không chỉ giúp họ nhanh chóng thích nghi với công việc mà còn đóng góp ngay lập tức vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Đặc biệt, LMIA còn giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề tuyển dụng nhân sự cho những ngành nghề mà người lao động Canada không muốn làm. Ví dụ, một số công việc như công nhân vệ sinh, nông trại, giúp việc gia đình, quản gia thường khó tuyển dụng trong nước. Nhờ LMIA, doanh nghiệp có thể thu hút lao động từ các quốc gia như Philippines, Ấn Độ, Mexico và vùng Caribe, giúp duy trì hoạt động trong những lĩnh vực thiết yếu này.

3. Đối với lao động nước ngoài

Chính sách LMIA mở ra cơ hội việc làm hợp pháp cho lao động nước ngoài tại Canada – một quốc gia có môi trường làm việc hiện đại, chế độ phúc lợi xã hội tốt và chính sách bảo vệ quyền lợi người lao động nghiêm ngặt.

Không chỉ đơn thuần là một công việc, LMIA còn tạo điều kiện để người lao động có cơ hội định cư lâu dài. Sau một thời gian làm việc, nhiều lao động có thể đưa gia đình sang Canada, con cái được hưởng nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới, đồng thời cả gia đình có thể tận hưởng những quyền lợi và cơ hội phát triển tốt nhất.

Nhờ LMIA, Canada không chỉ giải quyết bài toán nhân lực mà còn giúp hàng nghìn lao động quốc tế hiện thực hóa giấc mơ làm việc và định cư tại một trong những quốc gia đáng sống nhất thế giới.

4. Ưu điểm LMIA đối với ứng viên tay nghề

- Giúp ứng viên xin Work Permit hoặc gia hạn Work Permit để tích lũy kinh nghiệm làm việc tại Canada, lấy thêm lợi thế khi nộp hồ sơ vào các chương trình nhập cư Canada.

- Làm mạnh thêm hồ sơ di trú Canada theo diện tay nghề nhờ sự công nhận của chính phủ Canada về sự hợp pháp và cần thiết khi tuyển dụng ứng viên nước ngoài.

Mối quan hệ giữa Job offer - LMIA - Work Permit Canada

  • Job Offer là thư mời làm việc do doanh nghiệp Canada cấp cho ứng viên nước ngoài khi có nhu cầu tuyển dụng. Đây là văn bản xác nhận vị trí tuyển dụng, mức lương, giờ làm việc và các điều kiện lao động khác.
  • LMIA (Labour Market Impact Assessment) là sự chấp thuận của chính phủ Canada dành cho doanh nghiệp, cho phép họ tuyển dụng lao động nước ngoài khi không tìm được ứng viên phù hợp trong nước. LMIA là điều kiện cần để ứng viên xin Work Permit.
  • Work Permit là giấy phép lao động cho phép ứng viên cư trú và làm việc hợp pháp tại Canada. Nếu Work Permit được cấp dựa trên LMIA, nó sẽ thuộc dạng Closed Work Permit, nghĩa là ứng viên chỉ được làm việc cho doanh nghiệp đã bảo lãnh họ trong LMIA, tại vị trí và địa điểm đã đăng ký.

Như vậy, để có thể sang Canada làm việc theo diện này, ứng viên cần có Job Offer và LMIA để xin Work Permit (trừ các trường hợp được miễn LMIA). Vi phạm điều kiện của Work Permit có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như bị hủy giấy phép hoặc trục xuất khỏi Canada.

Không phải chương trình nhập cư Canada nào cũng yêu cầu LMIA, trong một số trường hợp, ứng viên có thể xin Worl Permit mà không cần LMIA, như:

  • Được miễn theo chính sách công.
  • Được miễn theo các hiệp định hoặc thảo thuận quốc tế.
  • Được miễn theo lợi ích của Canada (Công việc về nghiên cứu tôn giáo, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, nghệ thuật,...)
  • Tham gia các chương trình CSQ (Quebec), HCCPP,HSWP,...
  • Lý do nhân đạo, từ thiện, tôn giáo hoặc tình huống đặc biệt khác.

VII. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ LMIA

1. LMIA có thời hạn bao lâu?

Thường có giá trị từ 6 - 12 tháng, tùy từng trường hợp cụ thể.

2. Sau khi có LMIA, người lao động cần làm gì?

Sử dụng LMIA để nộp đơn xin Work Permit nếu muốn sang Canada làm việc. Nếu có kế hoạch định cư lâu dài, có thể dùng LMIA để nộp hồ sơ Express Entry nhằm tăng điểm CRS (Comprehensive Ranking System).

3. Có thể xin LMIA mà không có nhà tuyển dụng không?

Không. LMIA là doanh nghiệp nộp, không phải người lao động. Người lao động cần có một nhà tuyển dụng tại Canada sẵn sàng tài trợ đơn LMIA cho họ.

 

Thông tin liên hệ & hỗ trợ tư vấn:

TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ VÀ TƯ VẤN DU HỌC IEEP

Địa chỉ: Phòng 102 - Tòa C6 - Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên
Fanpage: Ngoại ngữ và Du học - IEEP
Hotline: 02083 900 879 | 0963 900 879
Email: daotao.ieep@gmail.com | Zalo: 0963 900 879 (IEEP CENTER)

Chia sẻ:

Bài viết cùng chuyên mục
Facebook
(8h-24h)
0963.900.879
(8h-24h)
02083 900 879
(8h-24h)