IELTS

NHỮNG LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN CẢI THIỆN KỸ NĂNG IELTS 

28/05/2024

Bài thi IELTS luôn là một thử thách "khó nhằn" đối với nhiều bạn thí sinh, việc thiếu chắc chắn kiến thức trong bốn kỹ năng Nghe ,Nói, Đọc, Viết khiến bạn lo lắng và mất bình tĩnh trong phòng thi. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích có thể giúp bạn cải thiện band điểm trong bài thi IELTS, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Trong bài thi IELTS, mỗi kỹ năng lại có những cách học và khó khăn riêng. Vậy “Làm sao để đạt điểm IELTS cao và band điểm đều giữa các kỹ năng?” Để giải đáp được câu hỏi này, còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tiếng Anh, sự chăm chỉ và tập trung của bạn. Tuy nhiên, những lời khuyên đến từ IEEP dưới đây sẽ thực sự hữu ích cho bạn trong hành trình chinh phục tấm bằng IELTS. 

1. Kỹ năng Nghe (Listening)

1.1 Làm quen với ngữ cảnh

Bài thi kỹ năng Nghe thường được chia thành bốn phần: Hai phần đầu tiên tập trung vào bối cảnh thân mật, trong khi hai phần cuối tập trung vào các tình huống trang trọng hơn. Do vậy, chỉ cần làm quen với ngữ cảnh có thể giúp bạn dự đoán loại ngôn ngữ sẽ được sử dụng, từ đó giúp thêm phần chắc chắn cho câu trả lời.

Ví dụ: A /eI/ - H /eItʃ/ - 8 /eIt/ có cách phát âm gần như giống nhau và rất dễ gây nhầm lẫn.

  • Do you buy flowers for me?
  • Do you buy flour for me?

Hai câu trên chứa từ flower /’flaʊə(r)/: Hoa - flour /’flaʊə(r)/: Bột mì. Với cách phát âm giống nhau dễ gây nhầm lẫn cho người nghe, trong trường hợp này bạn sẽ cần chú ý tới ngữ cảnh ở đây là gì. Nếu là liên quan tới làm bánh thì là bột mì, còn nếu là cửa hàng hoa thì có thể là hoa.

1.2 Liên hệ thực tế bản thân

Trong một số bài kiểm tra ngôn ngữ, ngữ cảnh của cuộc trò chuyện sẽ trở nên rõ ràng ngay khi có hướng dẫn. Ví dụ, trong IELTS, chúng ta nghe thấy phần lồng tiếng đặt bối cảnh ở đầu mỗi phần.

Ví dụ:"Section 1. You will hear a conversation between a university student and the shop assistant at a book store. First, you have some time to look at questions 1 to 4."

Hãy dành vài giây và suy nghĩ về trải nghiệm mua sách của chính bạn: Bạn có câu hỏi gì? Người bán đã cung cấp thông tin gì? Sau đó, nhìn vào các câu hỏi và nghĩ về loại ngôn ngữ bạn có thể nghe khi người nói tiết lộ thông tin cần thiết, tức là làm thế nào để có được thông tin chi tiết như tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, giá cả,....

1.3 Luôn luôn kiểm tra lại đáp án

Kiểm tra lại câu trả lời là điều rất cần thiết ở tất cả các kỹ năng trong bài thi IELTS. Việc quên kiểm tra lại câu trả lời trước khi đưa cho ban giám khảo có thể khiến bạn quên điền 1 câu trả lời nào đó hoặc điền thiếu, sai lỗi chính tả.

Để tránh mắc phải lỗi này, bạn nên phân chia thời gian làm phù hợp với từng phần và dành ra 3-5 phút cuối giờ để kiểm tra các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, xem câu trả lời có đúng chỗ hay không,… Với các câu hỏi chưa tìm được đáp án, bạn có thể dựa đoán theo logic của mình và không được để trống. Một thao tác tưởng chừng đơn giản nhưng có thể giúp bạn tránh mất điểm oan, đạt kết quả tốt.

2. Kỹ năng Đọc (Reading)

2.1 Đọc và gạch chân các keywords câu hỏi

Đọc câu hỏi trước giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về bài đọc và hiểu rằng bạn cần làm gì với bài đọc này. Xét cho cùng, trong IELTS, việc các bạn trả lời chính xác nhiều câu hỏi sẽ quan trọng hơn bạn có tiếp thu được nhiều kiến thức trong bài đọc. Do vậy, việc đọc câu hỏi trước càng trở nên quan trọng hơn khi chúng giúp bạn đọc, chọn lọc nội dung, bỏ qua những phần nội dung không quan trọng, không có trọng tâm, chỉ đọc những nội dung phục vụ trả lời cho câu hỏi. Đây chính là phương pháp khoanh vùng nội dung mà việc đọc câu hỏi trước mang lại cho bạn.

Gạch chân keywords là một bước quan trọng mà bất kỳ thí sinh nào cũng cần phải biết. Khi bạn đọc câu hỏi mà không gạch chân lại những từ khóa quan trọng, việc bạn quên câu hỏi đó yêu cầu gì sẽ thường xuyên xảy ra. Bởi, xung quanh một câu hỏi luôn chứa đựng những thông tin không quan trọng,  gây nhiễu và làm ảnh hưởng đến việc ghi nhớ của bạn. Do đó, khi đã gạch được keywords, đầu óc bạn sẽ nhẹ đi rất nhiều vì đã vứt bỏ được những từ không quan trọng và chỉ tập trung vào trọng tâm yêu cầu của đề bài và đi tìm đáp án.

2.2 Gạch chân ý chính trong bài 

Tương tự như câu hỏi, đừng bao giờ quên gạch chân các ý quan trọng của bài. Một bài đọc dài khoảng 1500 từ và chằng chịt các thông tin, xen kẽ vào nhau. Nếu bạn không gạch chân các ý chính, sau khi đọc xong, bạn có thể bị “lạc” trong khi tìm kiếm đáp án chính xác, điều này sẽ rất tốn nhiều thời gian của bạn.

ảnh gạch chân.png

2.3 Cố gắng đoán nghĩa của các từ vựng mới

Từ vựng chính là mấu chốt quan trọng nhất trong IELTS Reading, nhưng bản thân từ vựng trong Reading lại quá đa dạng, thuộc nhiều chủ đề từ vựng khác nhau và có tính học thuật cao. Có rất nhiều bạn coi từ vựng là thế mạnh của mình, nhưng có thể cùng 1 từ ở mỗi lĩnh vực lại có cách biểu đạt ý nghĩa của từ theo nhiều cách khác nhau. Vậy nên, khi làm bài Reading và gặp nhiều từ không biết nghĩa, bạn hãy đoán nghĩa của từ vựng theo hai cách sau:

  • Đoán nghĩa từ mới sử dụng tiền tố và hậu tố
  • Đoán nghĩa từ mới dựa theo ngữ cảnh của bài đọc

3. Kỹ năng Viết (Writing)

3.1 Không đáp ứng được giới hạn từ

Ngay từ đầu bài đã yêu cầu bài làm của thí sinh phải đạt tối thiểu 150 -250 từ. Nếu thí sinh không đáp ứng được yêu cầu về lượng từ, rất có thể bạn sẽ mất điểm vì đều này. 

Giải pháp gợi ý: Học cách xác định, ước lượng xem trước đây 150 từ viết tay của bạn trông như thế nào, gồm bao nhiêu dòng và chiếm bao nhiêu phần trong một trang giấy.

3.2 Học cách sử dụng số liệu để tả

Bạn cần mô tả các số liệu dựa trên yêu cầu đề bài vào câu trả lời của bạn để tăng tính thuyết phục cho giám khảo. 

Ví dụ câu trả lời không có số liệu: "Even though the price of crude oil hit a trough, it soon surged to its earlier level, remains stable for a short period, before peaking towards the end of the year?"

Nếu không có bất kỳ số liệu nào chứng minh những mô tả này, người đọc khó có thể hiểu đầy đủ và chính xác giá dầu thô biến động như thế nào trong cả năm.

Giải pháp gợi ý: Thêm số liệu khi cần thiết để cung cấp thông tin rõ ràng cho người đọc trong từng bối cảnh!

3.2 Bê nguyên yêu cầu của đề bài vào bài viết

Bạn sẽ không được đánh giá cao khi bê nguyên yêu cầu của đề bài vào thi. Lúc này giám khảo sẽ đánh giá thấp vốn từ vựng và năng lực sử dụng cấu trúc của bạn. Vì vậy, khi bắt đầu tập viết, bạn hãy học cách paraphrase lại đề bài, tránh dùng lại 100% câu từ của đầu bài. 

Ví dụ: “Scientists predict in the near future cars will be driven by computers, not people. Why? Do you think it is a positive or negative development?”

Với đề bài này, các bạn có thể viết một câu mở đầu cho bài viết của bạn như sau: “In the near future, computers or robots will replace humans to drive public transports such as cars…”

Như vậy, khi bạn paraphrase lại đề bài, bạn sẽ đem lại một cảm giác rất mới cho người chấm, điều đó cũng chứng minh rằng bạn có vốn từ phong phú và cách sử dụng câu từ linh hoạt trong việc sử dụng câu từ.

3.3 Nội dung câu trả lời không có tính kết nối

Bài thi IELTS WRITING yêu cầu thí sinh đưa ra câu trả lời dưới dạng văn bản đầy đủ, có tính kết nối giữa các câu. Rõ ràng, điều này có nghĩa là việc trình bày sử dụng dấu đầu dòng và hình thức ghi chú là không phù hợp; các tập lệnh sử dụng chúng đều bị cấm.

Giải pháp gợi ý: Trong khi viết, cần chú ý tạo các đoạn văn. Bạn có thể thêm một vài các từ nối giữa các câu/ đoạn để các lập luận của bạn chặt chẽ hơn, ví dụ như: Moreover, In addition, As well as, As a matter of fact,...

3.4 Không đưa ra kết luận

Câu trả lời của bạn là một quá trình xem xét, phân tích một tình huống, một biểu đồ hoặc bảng biểu, từ đó đưa ra kết luận hợp lý. Tương tự như viết một bài văn nghị luận trong tiếng Việt, bạn cần triển khai lần lượt các mục và cuối cùng là đưa ra kết luận, nếu thiếu đi phần này, bài làm của bạn có thể đang chưa đầy đủ và dẫn đến mất điểm. 

Giải pháp gợi ý: Hãy để ý cấu trúc của một đoạn văn; xác định các bước, các luận điểm chính cho bài và triển khai chúng theo thứ tự.  

4. Kỹ năng Nói (Speaking)

4.1 Trò chuyện một cách tự nhiên

Cố gắng ghi nhớ những câu trả lời hoàn hảo được soạn sẵn không phải là phương pháp tốt để đạt kết quả cao trong bài thi IELTS. Việc đọc thuộc lòng có thể khiến bạn nghe giống như đang được lập trình để đọc kịch bản.

Đội ngũ giám khảo chấm thi IELTS được đào tạo chuyên sâu để phát hiện ra các thí sinh có đang đọc thuộc hay không và nếu bị phát hiện, thì kết quả của bạn sẽ không được đánh giá cao. Các câu trả lời theo kịch bản không cho giám khảo có đánh giá chính xác về khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của bạn, đôi khi có thể dẫn đến số điểm đạt được sẽ thấp hơn thực tế.

Thay vào đó, hãy tận dụng những gì bạn đã biết và đừng ngại giao tiếp như một cuộc trò chuyện tự nhiên. Bài thi IELTS Speaking có lẽ là kỳ thi duy nhất đánh giá sự thoải mái và tự nhiên khi trò chuyện, vì vậy hãy tận dụng lợi thế đó!

4.2 Chia sẻ quan điểm cá nhân của bạn

Nhiều thí sinh tin rằng cách để đạt điểm cao là luôn đồng ý với mọi ý kiến của giám khảo. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Việc bạn có quan điểm khác với giám khảo không có nghĩa là cuộc trò chuyện sẽ thiếu đi sự kết nối.

Cố gắng gây ấn tượng với giám khảo bằng cách "đồng quan điểm" với họ không phải là yếu tố giúp bạn đạt điểm cao. Điều quan trọng là cách bạn dẫn dắt cuộc trò chuyện, thể hiện sự mạch lạc, ngữ pháp tốt và phát âm rõ ràng khi trò chuyện.

Nếu bạn không đồng ý với bất kỳ ý kiến nào của họ, hãy nghĩ cách để thể hiện ý kiến của mình một cách tôn trọng.

4.3 Biến lo lắng thành lợi thế

Đây là một bí quyết thi Speaking ít người đề cập đến. Tuy nhiên, đôi khi chính sự lo lắng lại là chìa khóa giúp bạn đạt điểm cao hơn.

Cảm giác bế tắc trong khi thi là điều hoàn toàn bình thường. Thay vì im lặng hoặc sử dụng quá nhiều từ thừa, hãy tạm dừng và cân nhắc sử dụng các câu từ tự nhiên như: "I’m so sorry, my mind just went blank" hoặc "I’m not really sure, but if I had to say...".

Những câu nói đơn giản này có thể chứng minh sự linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề của bạn một cách hiệu quả.

Trên đây là một số lời khuyên của IEEP, mong rằng bài viết sẽ giúp bạn tự tin hơn trong phòng thi, đồng thời khắc phục được các lỗi thường mắc khi làm bài thi IELTS. IEEP chúc bạn sớm đạt được số điểm cao như mong muốn trong tương lai.

 

 

Thông tin liên hệ & hỗ trợ tư vấn:

TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ VÀ TƯ VẤN DU HỌC IEEP

Địa chỉ: Phòng 102 - Tòa C6 - Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên
Fanpage: Ngoại ngữ và Du học - IEEP
Hotline: 02083 900 879 | 0963 900 879
Email: daotao.ieep@gmail.com | Zalo: 0963 900 879 (IEEP CENTER) 

Chia sẻ:

Bài viết cùng chuyên mục
Facebook
(8h-24h)
0963.900.879
(8h-24h)
02083 900 879
(8h-24h)